Thủ tục đăng ký tạm trú là thủ tục mang tính bắt buộc. Khi công dân chuyển đến địa chỉ mới để sinh sống. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ tầm quan trọng của các bước đăng ký tạm trú. Trong bài viết dưới đây, Bất động sản tiềm năng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về quy trình làm thủ tục tạm trú. Bao gồm tất cả những thông tin về thời điểm. Hồ sơ và lệ phí đăng ký tạm trú cho người thuê nhà. Cùng tìm hiểu ngay nhé.
1. Đăng ký tạm trú là gì?
Đăng ký tạm trú là việc công dân thực hiện đăng ký nơi tạm trú của mình với cơ quan chức năng. Và được cơ quan này làm thủ tục đăng ký tạm trú. Cấp sổ tạm trú cho họ.
Trong cuộc sống hằng ngày. Nhiều hoạt động của người dân cần xác nhận tạm trú của cơ quan có thẩm quyền. Để có thể dễ dàng thực hiện một số thủ tục như: Mua thẻ bảo hiểm ý tế tự nguyện, rút bảo hiểm xã hội một lần,.. Cơ sở tạm trú có thể là nhà ở, căn hộ chung cư. Khách sạn, ký túc xá cơ sở khám chữa bệnh,…
2. Phân loại đăng ký tạm trú?
Tất cả các cá nhân, hộ gia đình đã thực hiện đăng ký tạm trú thành công tại địa phương. Đều được cơ quan có thẩm quyền cấp Sổ tạm trú. Sổ tạm trú sẽ có thời hạn trong vòng 24 tháng. Khi sổ tạm trú hết hạn phải quay lại cơ quan có thẩm quyền để xin tiếp tục tạm trú (nếu không thay đổi nơi ở mới). Có thể quay lại trước khi hết hạn thời gian tạm trú khoảng 1 tháng. Để đảm bảo quyền lợi của mình khi sống tại đây. Trường hợp sổ tạm trú bị mất, hư hỏng thì có thể xin cấp lại sổ mới.
Dưới đây là một số loại đăng ký tạm trú phổ biến nhất.
- KT1 là địa chỉ đăng ký thường trú trong Sổ hộ khẩu của công dân.
- KT2: Chỉ trường hợp tạm trú dài hạn. Tính thời gian thường trên 6 tháng. Tạm trú cùng thuộc một tỉnh. Hoặc cùng thành phố trực thuộc trung ương với địa chỉ thường trú của công dân đó.
- KT3: Thủ tục tạm trú dài hạn, thời gian trên 6 tháng. Khác tỉnh hoặc khác thành phố trực thuộc đối với địa chỉ thường trú của công dân.
- KT4: Thủ tục tạm trú ngắn hạn. Trường hợp này dành cho mục đích du lịch, thăm vắng khác tỉnh. Đối với địa chỉ thường trú của công dân.
3. Thủ tục đăng ký tạm trú cho người thuê nhà quốc tịch Việt Nam
Nắm được các thông tin bao gồm hồ sơ, quy trình và lệ phí đăng ký tạm trú cho người thuê nhà là điều cần thiết. Việc này nhằm giúp người đăng ký tiết kiệm thời gian và công sức khi thực hiện thủ tục. Để làm thủ tục đăng ký tạm trú cho người thuê nhà có quốc tịch Việt Nam. Bạn cần thực hiện theo bước sau đây:
Chuẩn bị hồ sơ làm thủ tục đăng ký tạm trú
Bộ hồ sơ cơ bản để làm thủ tục đăng ký tạm trú tạm vắng cần các giấy tờ như:
- Bản khai nhân khẩu theo quy định mẫu. Lưu ý nếu thuê trọ theo diện ở chung với chủ nhà. Thì cần phải được chủ nhà đồng ý cho đăng ký tạm trú tại địa chỉ của họ. Họ cũng cần xác nhận vào phiếu khai nhân khẩu bạn.
- Giấy chứng minh nhân dân, căn cước công dân (photo và công chứng). Nếu mất chứng minh nhân dân, phải chờ cấp lại. Và cần có giấy xác nhận của Công an tại nơi đăng ký thường trú (KT1) kèm theo.
- Tờ khai thay đổi thông tin cư trú.
- Đối với người đăng ký tạm trú chưa thành niên. Trong tờ khai phải ghi rõ ý kiến đồng ý của cha mẹ hoặc người giám hộ.
- Văn bản đề nghị đăng ký tạm trú ghi rõ thông tin về chỗ ở hợp pháp, kèm danh sách người tạm trú. Danh sách sẽ bao gồm những thông tin như: Họ, tên, chữ đệm, ngày tháng năm sinh, giới tính, thời gian lưu trú.
Nộp hồ sơ đăng ký tạm trú
Nộp hồ sơ đăng ký tạm trú đến Công an xã, phường hoặc các cơ quan tương dương. Có nghĩa vụ xem xét và cấp sổ tạm trú. Thời gian làm việc là 3 ngày kể từ lúc xác nhận hồ sơ (không tính ngày nghỉ lễ và thứ 7, chủ nhật).
Nộp lệ phí theo quy định
Lệ phí đăng ký tạm trú và xin cấp sổ tạm trú là khoản thu theo nghĩa vụ đối với công dân. Được quy định cụ thể như sau:
- Đính chính hoặc sửa sai, thay đổi sổ tạm trú theo yêu cầu của công dân. Mức phí nhỏ hơn 8 nghìn đồng/lần.
- Đăng ký tạm trú chưa bao gồm Sổ tạm trú mức phí nhỏ hơn 15 nghìn đồng/lần.
- Cấp sổ tạm trú mới hoặc cấp lại sổ tạm trú mức phí nhỏ hơn 20 nghìn đồng/lần.
- Cấp giấy đăng ký tạm trú có thời hạn lần đầu được miễn chi phí.
4. Thủ tục đăng ký tạm trú cho người nước ngoài
Đối với người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam và cư trú lại. Thì người quản lý hoặc chủ cơ sở lưu trú phải hỗ trợ khai báo tạm trú. Cơ quan có thẩm quyền xử lý hồ sơ tạm trú vẫn là Công an xã, phường hoặc tương đương.
Có hai cách để làm thủ tục đăng ký tạm trú cho người nước ngoài là: Khai báo trực tiếp tại cơ quan chức năng và khai báo qua mạng.
Thủ tục đăng ký tạm trú qua mạng cho người nước ngoài
Bước 1: Đăng nhập vào website của đơn vị Quản lý xuất nhập cảnh tại địa phương. Theo cú pháp: https://tentinh.xuatnhapcanh.gov.vn. Trong đó “tentinh” là tên chính thức của tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương mà bạn đang cư trú.
Bước 2: Làm theo hướng dẫn để tạo tài khoản khai báo tạm trú. Tại đây bạn sẽ tạo tài khoản của bạn, không phải tài khoản đứng tên công dân người nước ngoài.
Bước 3: Tạo tài khoản thành công sẽ nhập thông tin tạm trú của công dân nước ngoài vào mục “Quản lý khách”.
Bước 4: Lưu thông tin để cập nhật thông tin lên hệ thống. Khi người nước ngoài không thuê nữa. Chủ cơ sở lưu trú có thể truy cập vào và xóa thông tin đi một cách dễ dàng.
Thủ tục đăng ký tạm trú tại cơ quan chức năng
Bước 1: Đại diện nơi cư trú dành cho người nước ngoài. Liên hệ với cơ quan công an tại địa phương để lấy phiếu khai báo tạm trú.
Bước 2: Hỗ trợ công dân nước ngoài hoàn thành phiếu khai báo. Sau đó chuyển đến cơ quan Công an trong vòng 12 giờ. Nếu ở vùng sâu có thể lên đến 24 giờ. Trường hợp không gửi đúng thời gian trên. Bạn có thể gửi phiếu đăng ký tạm trú bằng cách fax hoặc thông báo bằng điện thoại đến cơ quan chức năng.
Bước 3: Nhận phiếu đăng ký tạm trú. Kiểm tra các thông tin xem đã đúng với phiếu khai báo ban đầu không. Có sai sót phải yêu cầu sửa lại nhanh chóng.
5. Câu hỏi về quy trình đăng ký tạm trú cho người thuê nhà
Dưới đây là một số câu hỏi về thủ tục đăng ký tạm trú. Bạn có thể tham khảo thêm nhé.
Ai có nghĩa vụ đăng ký tạm trú?
Theo Luật Cư trú thì việc đăng ký tạm trú sẽ là nghĩa vụ của công dân đi thuê nhà. Không nhất thiết phải là chủ nhà đăng ký. Nhưng nếu chủ trọ từ chối hoặc kéo dài thời gian để đăng ký tạm trú. Thì người thuê phải chủ động tự đăng ký tạm trú cho mình.
Đăng ký tạm trú thành công có thể bị hủy bỏ không?
Đăng ký tạm trú được cơ quan chức năng xóa tên trong sổ đăng ký trong các trường hợp sau:
- Người đã đăng ký tạm trú nhưng có quyết định hủy tư cách tạm trú từ cơ quan chức năng.
- Người đã đăng ký tạm trú không làm thủ tục gia hạn khi hết hạn tạm trú.
- Người đăng ký tạm trú chuyển sang thường trú.
- Người đã đăng ký tạm trú qua đời hoặc mất tích.
- Người đã đăng ký tạm trú không sinh sống tại địa phương từ 6 tháng trở lên.
Khi nào làm thủ tục đăng ký tạm trú cho người thuê nhà?
Nếu bạn đã thuê nhà ở địa chỉ mới ngoài địa chỉ đăng ký thường trú. Thì trong vòng 30 ngày. Bạn cần đến cơ quan Công an để yêu cầu thực hiện các thủ tục đăng ký tạm trú.
Không đăng ký tạm trú có mức phạt ra sao?
Trường hợp người thuê và người cho thuê đều không chủ động thực hiện đăng ký tạm trú. Cả hai sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Mức phạt sẽ được tính cụ thể như sau:
- Chủ trọ hoặc cá nhân cố tình giả mạo giấy tờ cư trú, khai không đúng sự thật. Sẽ có mức phạt từ 2 đến 4 triệu đồng.
- Chủ trọ hoặc cá nhân cố tình làm sai nội dung sổ tạm trú hoặc các giấy tờ liên quan đến việc cư trú. Sẽ có mức phạt từ 1 đến 2 triệu đồng.
- Chủ trọ hoặc cá nhân không thực hiện đăng ký tạm trú hoặc điều chỉnh trong sổ Tạm trú. Sẽ có mức phạt từ 100 đến 300 nghìn đồng.
Hy vọng qua bài viết trên. Các bạn đã có được sự chuẩn bị đầy đủ nhất để làm thủ tục đăng ký tạm trú. Theo dõi Bất động sản tiềm năng để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác nhé.
Trả lời